Những Dấu Xe Xưa Nơi Sài Gòn
( mytour.vn )
Sài Gòn – thành phố trẻ của đất nước hương sắc bốn mùa với biết bao nét đẹp văn hóa. Văn hóa Sài Gòn, văn hóa hẻm, văn hóa café bệt, văn hóa nhậu đêm … những văn hóa rất riêng, những văn hóa rất độc đáo tạo nên nét đặc sắc của thành phố. Và Sài Gòn thì đâu chỉ có thế, người ta nhớ Sài Gòn với nhiều nhiều điều nữa. Hôm nay người ta nhớ về Sài Gòn với không gian trước, thời gian trước cùng nét hoài cổ, trầm ngâm trong bảng hiệu, đèn đường, trong những màu xe xưa rong ruổi.
Ở Sài Gòn thời đó, hệ thống xe điện trước năm 1945 cũng là một điểm nhấn rất đặc sắc. Hệ thống xe điện lan tỏa khắp thành phố, thuận lợi cho người Sài Gòn di chuyển và cả người người phương xa tới đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp thành phố. Xe điện vừa rẻ vừa tiện lợi lại đẹp đẽ, tiện nghi. Ngồi trên xe rảnh tay thong dong ngắm cảnh thấy tao nhã quá.
Ga xe điện, góc thân quen của Sài Gòn . –Nguồn ảnh: manhhai
Xe điện hồi xưa hình dáng na ná giống như xe lửa đầu máy hơi nước nên nhân dân quen miệng gọi là “xe lửa”. “Xe lửa” phiên ản mini ấy trông có phần xinh đẹp hơn với hình dáng thon gọn, màu sơn hài hòa. Ở phía trên của đầu xe còn có cái cần câu điện bằng thép hi xe chạy thì rà theo đường dây điện chạy rọc tạo ra những tia lửa xanh xanh, đỏ đỏ rất vui mắt.
Xe điện rất gióng đầu xe lửa. –Nguồn ảnh: một thế giới
Xe điện chỉ có một toa duy nhất vừa là đầu máy, vừa là toa xe chở khách. Cấu trúc cũng na ná như là xe bus thời bây giờ. Nhưng khác một chỗ là xe điện có tới hai đầu nhưng lại không có đuôi. Thành xe hai bên cũng dùng để quảng cáo. Nghe người Sài Gòn kể lại thì quảng cáo phổ biến nhất là: “Một viên Cửu Long Hoàn bằng 10 thang thuốc bổ” của nhà thuốc Võ Văn Vân, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín , kem đánh răng Hynos anh Bảy Chà có hình anh da đen nhe hàm răng trắng bóc, thuốc dưỡng thai Nhành Mai.
Xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn - Đại lộ Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo với những câu quảng cáo kinh điển. –Nguồn ảnh: manhhai
Xe điện Sài Gòn có tiếng kêu leng keng thi tới trạm rất thu hút. Người dùng xe điện chủ yếu cũng là những người bình dân. Trên xe có hai dãy ghế gỗ dọc theo thân xe. Nhưng vì số lượng khách đông nên vẫn kẻ đứng, người ngồi vô cùng nhộn nhịp.
Nhộn nhịp xe nơi Chợ Lớn. -Ảnh: Carl Mydans
Đi xe điện thì cũng phải mua vé như đi xe bus bây giờ. Vé xe điện dạo trước có phần hay ho hơn với hình dáng là tấm bìa cứng màu xanh đậm hình chữ nhật, khổ cỡ 3 phân và dài 6 phân. Người nào đi xe thì mua vé rồi đưa cho nhân viên soát vé. Nhân viên soát vé cũng xé lấy một mẩu nhỏ như bây giờ để đánh dấu vé đã được sử dụng.Vé xe điện được cái hay ho là không chỉ dùng để di chuyển mà còn dùng để làm quà cho lũ con nít. Bọn con nít rất thích sưu tầm những tấm vé này để làm đồ chơi. Mỗi ga xe điện lại có một loại logo riêng. Sưu tầm vé xe mà chẳng khác gì cái thú sưu tầm tem, sưu tầm tiền cả. Vui đáo để là vui.
Xe điện đã mang lại rất nhiều niềm vui cho bao con người. –Nguồn ảnh: một thế giới
Giờ ở Sài Gòn chẳng có đường xe điện như dạo trước. Nhưng mà cái kí ức về nó thì cứ vui vẻ thế, đậm sâu thế mà bám lấy người Sài thành thế kỷ trước. Âu cũng là phút giây tưởng niệm về một nét văn hóa đẹp đẽ của thành phố khi biết bao mùa xuân đã đi qua.
Xe chạy giữa phố, xe chạy thành kí ức trong lòng. –Nguồn ảnh: manhhai
Ngoài xe điện, ở Sài Gòn dạo trước còn nổi tiếng với xe lam. Dòng xe này có cấu trúc dùng để chở hàng. Nhưng với Sài Gòn thời đó thì hình ảnh quen thuộc không chỉ chở hàng hóa mà còn vắt vẻo người trên những chuyến xe. Hình ảnh lạ lẫm với bây giờ nhưng lại rất quen thuộc với người dân Sài Gòn thuở trước.
Xe lam bon bon chở khách. –Nguồn ảnh : ThangNguyenXuan
Cái tên xe lam bắt nguồn từ dòng xe Lambretta của Italia. Xe lam phổ biến ở Sàu Gòn từ thập niêm 60 của thế kỷ trước và gắn liền với hình ảnh của người dân lao động bình dân. Xe lam không chỉ phổ biển ở Việt Nam mà còn phổ biển ở một số nước trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Sudan, Bangladesh…
Xe lam với cái tên bắt nguồn từ dòng xe của Ý. –Nguồn ảnh: Tuan Thua Sac
Xe lam có cấu trúc tương tự như xe tuktuk. Dòng xe này có 3 bánh. Xe gồm một cabin nhỏ cho tài xế ở phía trước và một thùng xe chở hàng, chở khách ở phía sau. Xe lam về Sài Gòn với mục đích là thay thế cho xe ngựa. Thời bấy giờ, giá một xe lam cũng không hề rẻ. Tính ra vàng thì cũng ngót 30 cây. Ấy thế mà nhà nào đầu tư xe lam để chở khách, chở hàng thì cũng không phải nghĩ ngợi nhiều. Kinh doanh loại xe này lợi nhuận tương đối lớn. Một người chạy xe lam dạo trước bảo rằng: : "Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”. Biết rằng sự ví von này là tương đối nhưng có lẽ người Sài Gòn không ai không công nhận cái sự phổ biến và phát đạt của nghề xe lam ở thế kỷ trước.
Đến đỗ quen thuộc của dàn xe. -Ảnh: Tuan Thua Sac
Xe lam năm 1964 ở Sài Gòn. –Nguồn ảnh: manhhai
Sắc riêng Sài Gòn. –Nguồn ảnh: manhhai
Xe lam quen thuộc với Sài Gòn đến độ đi vào thơ ca. Người Sài Gòn hôm nay thỉnh thoảng ngân nga câu hát trên bài Chuyến xe lam chiều củaVinh Sử để nhớ về bóng dáng xe ngày trước:
Trên chuyến xe lam đông người chiều nay
Nghe từng cô đơn nỗi niềm chua cay
Còn đâu một chuyến xe lam
Ngày nao mộng ước vô vàn
Nay kỷ niệm em một mình mang
Xe chở người, xe chở hàng hóa. –Nguồn ảnh: manhhai
Xe xưa Sài Gòn, ngày nay có những cái đã mất đi, có những cái còn tồn tại. Nhưng bóng xe dẫu của thế kỷ trước cũng đã in đậm trong tâm trí Sài Gòn cả những người quen thuộc nơi đây tới những lớp trẻ lớn lên sau đó, tới những con người chưa có dịp gặp gỡ mà chỉ được thấy qua tranh ảnh, câu chuyện, lời kể cũng đã xiêu lòng.
Bến xe đò đi các tỉnh phía trước trụ sở Hỏa xa Đông Dương – nét văn hóa đậm sâu Sài Gòn. –Nguồn ảnh: manhhai
Sài Gòn hôm nay ta thấy có lẽ khác nhiều với Sài Gòn ngày hôm qua thế hệ trước đã sống, Nhưng ta vẫn không khỏi tự hào và yêu mến cái thành phố mang đậm màu thời gian và văn hóa rất riêng. Tìm về Sài Gòn, ta tìm đến những thứ duyên thầm lặng như thế.
Iki Oleo - Mytour.vn ++++++++++++++++
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét